Chắc hẳn phong cách minimalism đã trở nên quá quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng bởi sự đơn giản, tinh tế và đẹp mắt mà phong cách minimalism mang lại. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa rõ về những đặc điểm mà phong cách mang lại thì hãy cùng Orné tìm hiểu bài viết dưới đây.

Phong cách nội thất tối giản – Minimalism là gì?

Phong cách Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản, phong cách này luôn thể hiện rõ nét về sự đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt là về nghệ thuật thị giác và âm thanh.

Phong cách Minimalism luôn nhấn mạnh về sự tối giản hóa hết mức có thể và chỉ giữ lại những phần cần thiết.

Phong cách Minimalism thể hiện sự đa dạng của nghệ thuật
Phong cách Minimalism thể hiện sự đa dạng của nghệ thuật

Minimalism dần trở thành xu hướng và được nhiều người ưa chuộng từ phong trào nghệ thuật của châu Âu ở thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Phong cách minimalism không chỉ áp dụng trong kiến trúc, mà còn được sử dụng ở phong cách thiết kế tối giản trong thiết kế đồ họa, nội thất, thời trang và âm nhạc. 

Phong cách Minimalism trong kiến trúc 

Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969) là một kiến trúc sư rất tài giỏi, ông chính là người đầu tiên tạo ra phong cách minimalism.

Ông luôn đặt ra những yêu cầu về phong cách minimalism là sự đơn giản, tinh tế và đẹp mắt với các đường thẳng, vuông góc,… để không gian càng trở nên hài hòa và tinh tế.

Cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản hiện đại (minimalist)
Cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)

Phong cách Minimalism trong kiến trúc của ông luôn có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more” chính là càng đơn giản càng tốt, đơn giản hóa hết mức có thể.

Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất

Đặc trưng của phong cách minimalism trong nội thất chính là sự tinh tế, đơn giản và hài hòa mà phong cách minimalism mang lại. Các chi tiết ở phần nội thất không cần phải cầu kỳ, chỉ cần những chi tiết mang đường nét đường đơn giản để làm cho không trở nên thông thoáng và đẹp mắt.

Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất
Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất

Đặc trưng phong cách Minimalism

Tiếp đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm về những đặc trưng tạo nên phong cách Minimalism: 

Tổng thể không gian Less Is More – ít là nhiều

“Less is More” đây chính là đặc trưng đầu tiên trong phong cách minimalism do Ludwig Mies van der Rohe đề ra. Tổng thể không gian Less Is More là chỉ sự đơn giản hóa hết mức có thể về các đường nét, kiểu cách, chi tiết trong trang trí và các món đồ nội thất.  

Không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát 
Không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát

Với phong cách này, tổng thể không gian nhà bạn sẽ trở nên chặt chẽ về bố cục, làm không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ.

Sự hạn chế về màu sắc

Phong cách Minimalism ngoài việc hạn chế đồ nội thất thì còn hạn chế về màu sắc, không được sử dụng quá 4 gam màu trong cùng một không gian, chỉ nên sử dụng 3 gam màu như: màu chủ đạo, màu nền và màu nhấn.

Phong cách Minimalism hạn chế hạn chế về màu sắc
Phong cách Minimalism hạn chế hạn chế về màu sắc

Những gam màu trung tính thường được dùng làm màu cho bức tường để tạo điểm nổi bật cho nội thất. Trong đó, những tông màu nhẹ nhàng kết hợp với sự đơn giản về đường nét kiến trúc sẽ mang lại sự trang nhã, tinh tế và đẹp mắt cho không gian.

Sử dụng ánh sáng như một phần thiết kế

Việc sử dụng ánh sáng từ thiên nhiên để gây ấn tượng với người nhìn là hiệu ứng thẩm mỹ vô cùng nổi bật mà phong cách minimalism mang lại.

Sử dụng ánh sáng từ thiên nhiên để gây ấn tượng với người nhìn
Sử dụng ánh sáng từ thiên nhiên để gây ấn tượng với người nhìn

Khi vào buổi trưa, ánh nắng chiếu vào căn phòng làm hiện lên bóng của những món đồ thất, giúp tôn lên đường nét của vật dụng và các kiến trúc khác trong căn nhà.

Sử dụng các đồ nội thất

Khi sử dụng các đồ nội thất như: bàn ghế, tủ, TV,… thì cần phải luôn đơn giản hóa hết mức có thể. Đa số các đồ nội thất đều mang phong cách Minimalism nhằm đem lại sự hài hòa với thiết kế tối giản của căn nhà. 

Đa số các đồ nội thất đều mang phong cách Minimalism
Đa số các đồ nội thất đều mang phong cách Minimalism

Tuy các đồ nội thất này đều được tối giản hóa hết mức nhưng vẫn làm cho không gian nhà bạn trở nên tinh tế, sang trọng và nổi bật.

Các thành phần của trang trí

Tuy phong cách Minimalism luôn hướng về sự đơn giản, nhưng đôi khi cần thiết thì bạn vẫn có thể sử dụng vài chi tiết nhỏ để trang trí. Các vật dụng để trang trí cũng một phần nào đáp ứng được nhu cầu khi cần thiết, chứ không đơn giản là mang tính chất thẩm mỹ. 

Phong cách Minimalism luôn hướng về sự đơn giản
Phong cách Minimalism luôn hướng về sự đơn giản

Một phong cách sống cho người yêu thích sự tự do

Phong cách Minimalism không chỉ là thiết kế, mà nó còn thể hiện cá tính của chủ nhân ngôi nhà một cách rõ nét. Sau những lần chạy theo sự sang trọng, cầu kỳ thì giờ đây con người dần quay trở quay lại với những điều đơn giản để giải tỏa những mệt mỏi và căng thẳng.

Phong cách Minimalism dành cho người yêu thích tự do
Phong cách Minimalism dành cho người yêu thích tự do

Trang trí phong cách nội thất Minimalism cho không gian sống

Trang trí phong cách nội thất Minimalism cho không gian sống đang dần trở thành trào lưu và được giới trẻ yêu thích. Bạn có thể dựa vào đây để tham khảo:

Không gian sống gọn gàng

Sự đơn giản, gọn gàng chính bí quyết tạo nên phong cách Minimalism, với phong cách này bạn nên sắp xếp các món đồ theo trật tự, loại bỏ và đơn giản hóa các món đồ không cần thiết. Đây cũng là cách giúp cho không gian sống của bạn trở nên gọn gàng và sạch sẽ. 

Tạo điểm nhấn cho căn phòng

Điểm nhấn của căn phòng theo phong cách Minimalism là nhờ vào ánh sáng, những món đồ nội thất hay màu nhấn. Để căn phòng trở nên nổi bật hơn bạn có thể sử dụng đèn để trang trí, chiếu vào những khu vực trong phòng để tạo điểm nhấn và hiệu ứng nổi bật.

Thiết kế hài hòa, cân bằng

Phong cách nội thất Minimalism luôn chú ý vào vấn đề hài hòa và cân bằng của không gian. Những món đồ nội thất luôn có sự hòa hợp về thiết kế lẫn màu sắc, không có món đồ nội thất nào là quá nổi bật để lấn át các chi tiết trang trí của đồ nội thất khác. 

Bám sát tone màu nội thất

Khi bạn chọn phong cách nội thất Minimalism thì phải bám sát với tone màu nội thất, bạn nên sử dụng 3 màu gồm: màu chủ đạo, màu nền và màu nhấn. 

Bạn có thể sử dụng màu xám làm gam màu chủ đạo, màu nền thì sử dụng những màu như: trắng, kem, be,… và cuối cùng là màu nhấn có thể là vàng, nâu, xanh,… để làm tăng tính thẩm mỹ và tạo sự ấn tượng với người khác.

>> Xem thêm: Phong cách Wabi Sabi: Tinh tế đến từ những điều dở dang

Những mẫu thiết kế Minimalism đẹp nhất hiện nay

Dưới đây là một vài mẫu thiết kế Minimalism đẹp nhất mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu thiết kế phòng khách Minimalism

Với phòng khách được thiết kế theo phong cách Minimalism thì màu sắc sẽ là phần nổi bật nhất, các món đồ nội thất không cần phải bày biện quá nhiều. Tuy tối giản những vẫn làm cho không gian phòng khách trở nên sang trọng và tinh tế.

Phòng khách theo phong cách Minimalism
Phòng khách theo phong cách Minimalism

Mẫu thiết kế phòng ngủ Minimalism

Phòng ngủ là bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, vì thế phong cách Minimalism sẽ mang làm cho không gian phòng ngủ của bạn trở nên thoải mái và rộng khi bạn nghỉ ngơi.

Phòng ngủ theo phong cách Minimalism
Phòng ngủ theo phong cách Minimalism

Mẫu thiết kế phòng bếp Minimalism

Đối với nhà bếp bạn nên sử dụng phong cách Minimalism để không gian phòng bếp trở nên rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ.

Phòng bếp theo phong cách Minimalism
Phòng bếp theo phong cách Minimalism

Thương hiệu Sơn Pháp Orné với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và chuyên cung cấp dòng sơn nước, nổi bật nhất là hai dòng sản phẩm sơn nội thấtsơn ngoại thất được tinh chế từ nguyên liệu cao cấp với những mảng màu sang trọng và quyến rũ. 

Khách hàng yên tâm tin tưởng và sử dụng các loại sơn Pháp Orné sẽ phổ cập phong cách sống mới và mang lại cuộc sống thăng hoa cho gia đình bạn. 

Ngoài ra, nếu bạn vẫn có thắc mắc gì về sản phẩm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1800 8013 hoặc fanpage tại đây để được tư vấn tận tình và có được câu trả lời chính xác nhất.

5/5 - (1 vote)

Tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Xem nhiều tuần qua